Niềng răng mắc cài mặt lưỡi

Vẫn là niềng răng nhưng “giấu” mắc cài vào trong, niềng răng mặt trong (niềng răng mặt lưỡi) làm tăng tính thẩm mỹ, giúp khách hàng tự tin hơn trong giao tiếp.

Niềng răng giúp chỉnh lại hàm răng mọc lệch lạc, sai khớp cắn như răng hô, móm, thưa, lệch lạc… nhờ hệ thống các mắc cài và dây cung. Tuy nhiên, với niềng răng mặt trong, bạn sẽ không phải bị “làm phiền” vì những thắc mắc: “Bạn đang niềng răng à?, Sao lại niềng răng thế? Niềng răng bao lâu rồi? Niềng răng có đau không?…”. Với phương pháp này, người đối diện rất khó biết được bạn đang niềng răng, trừ khi bạn “tiết lộ, đó là một trong những ưu điểm của phương pháp niềng răng mặt lưỡi.

Những lý do nên lựa chọn phương pháp niềng răng mắc cài mặt trong

Niềng răng mắc cài mặt trong được nhiều người lựa vì những ưu điểm như sau:

Đảm bảo tính thẩm mỹ

Niềng răng mặt lưỡi với tính năng giấu mắc cài vào trong đảm bảo tính thẩm mỹ cho khách hàng, đặc biệt là những người thường xuyên xuất hiện trước đám đông như ca sĩ, diễn viên,… hoặc các doanh nhân, người lớn tuổi muốn cải thiện hàm răng nhưng ngại người khác nhìn thấy.

Hiệu quả chỉnh nha cao

Việc sử dụng hệ thống mắc cài mang hiệu quả chỉnh nha cao, giúp khắc phục các khiếm khuyết trên răng, giúp rang dịch chuyển về đúng vị trí, điều chỉnh khớp cắn giúp khách hàng ăn nhai tốt hơn, cải thiện việc phát âm và hơn hết là có nụ cười đẹp hơn mỗi ngày.

 Một số trường hợp chống chỉ định dùng niềng răng mặt trong (mặt lưỡi):

Niềng răng mắc cài mặt lưỡi có thể khắc phục hầu hết các khuyết điểm trên răng như răng lệch lạc, răng thưa, hô, móm. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp bạn nên cân nhắc có nên lựa chọn niềng răng mặt lưỡi hay không nếu bạn gặp phải các trường hợp sau:

  • Răng và xương hàm quá yếu không đủ để chịu lực siết của niềng lực kéo răng từ mặt trong.
  • Trường hợp trồng răng giả quá nhiều, độ cứng chắc giữa chân răng và nướu không được dây chằng nha chu nâng đỡ cũng không thể thực hiện kéo chỉnh răng ở những chiếc răng giả
  • Trẻ nhỏ thường có thói quen đẩy lưỡi: Niềng răng mắc cài mặt trong có nguy cơ mắc cài vô tình làm tổn thương lưỡi.

Quy trình niềng răng mắc cài mặt trong (mặt lưỡi).

Khám tổng quát, chụp phim, tư vấn điều trị

Bác sĩ sẽ khám răng – miệng tổng quát, lấy dấu mẫu hàm, chụp hình trong và ngoài mặt để tư vấn chính xác về tình trạng răng miệng sau đó lên kế hoạch điều trị cho bạn.

Giai đoạn gắn khí cụ:

Bác sĩ sẽ tiến hành tách kẻ, lấy dấu có khâu và gắn khâu…

Sau khi các bước tách dấu hoàn tất, bác sĩ sẽ gắn mắc cài vào bề mặt trong của răng, đồng thời gắn dây cung vào các rãnh mắc cài tạo lực kéo răng di chuyển.

Tái khám

Bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám để thay thun, thay dây cung và thay đổi lực kéo siết trong từng giai đoạn để đảm bảo răng dịch chuyển đúng theo kế hoạch. Đồng thời theo dõi việc vệ sinh răng miệng, cạo vôi răng định kì để răng luôn khỏe trong suốt quá trình niềng răng.

Giai đoạn hoàn thiện

Khi răng đã dịch chuyển về đúng vị trí, bác sĩ sẽ kiểm tra lần cuối về tình trạng răng, khớp cắn, sau đó chuyển sang giai đoạn duy trì kết quả. Bạn sẽ phải đeo hàm duy trì để cố định răn trong một khoảng thời gian tùy vào tình trạng của răng.

Sau đó, bạn cần tái khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra mức độ ổn định của răng.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *